1-800-1234-567, 1-800-6547-321
 Hoa Sứ, Phường 2, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
logo
Tin mới nhất
xu-ly-khi-doc-ao-nuoi-tom
Môi trường nước là nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của tôm nuôi. Trong...
nuoi-de
Trong nghành chăn nuôi gia súc gia cầm tại các vùng miền trên cả nước bà con không còn chăn nuôi nhỏ lẻ...
men-vi-sinh
Men vi sinh hoạt tính là một trong những sản phẩm vô cùng hữu ích hỗ trợ hiệu quả trong quá trình chăn...

Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ao tôm và cách xử lý

Môi trường nước là nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của tôm nuôi. Trong quá trình nuôi, bà con cần nắm được những nguyên nhân có thể gây ô nhiễm nguồn nước để tránh và biện pháp khắc phục.
xu-ly-khi-doc-ao-nuoi-tom
Nguyên nhân nước ao tôm ô nhiễm
Cho ăn dư thừa gây tích tụ chất thải dưới đáy ao, thức ăn nuôi các vi khuẩn trong nước và tảo phát triển mạnh, khi quá nhiều gây ô nhiễm nguồn nước. Khi các chất hữu cơ này phân hủy sẽ sinh ra các chất khí gây độc cho tôm như hidro sunfua, amoniac…
Tảo trong ao phát triển quá mạnh, không chỉ làm giảm thiếu oxy trong nước, màu nước chuyển xanh mà khi tảo tàn cũng gây ô nhiễm nguồn nước bởi xác tảo.
Nuôi tôm chọn con giống kém hay nuôi quá dày cũng có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Bởi khi nuôi với mật độ quá cao, chất thải hữu cơ nhiều lơ lửng ở tầng đáy sinh ra nhiều khí độc sẽ có hại cho tôm.
Sử dụng kháng sinh khi tôm bị bệnh dẫn đến tồn dư trong nước, vừa có hại cho tôm, vừa có hại cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh.
Cách xử lý nước ao nuôi tôm
Để môi trường nước nuôi tôm giảm thiểu ô nhiễm thì cần xác định được chính xác vấn đề nằm ở đâu, nguyên nhân là gì để có giải pháp thực hiện chính xác, hiệu quả và đúng hướng.
Nếu như do lớp đáy bùn tích tụ lâu năm thì cần thực hiện cải tạo ao ngay lập tức. Ao mới đào cần rải vôi để trung hòa pH và tiêu diệt mầm bệnh, ao sau nhiều vụ thì cần nạo vét bùn đáy, san nền. Nếu có khả năng, nên rải nền bạt để hạn chế ô nhiễm và thuận lợi cho xử lý chất thải hữu cơ.
Theo dõi và quản lý chất lượng nước ao chặt chẽ. Áp dụng quy trình nuôi tôm sạch và hạn chế dùng hóa chất, kháng sinh khi nuôi tôm để phòng hay chữa bệnh. Quản lý sự phát triển của tảo trong ao ở mức vừa phải, tránh tảo tàn gây ô nhiễm nước.
Chọn con giống tốt, kiểm dịch rõ ràng và địa chỉ cung cấp uy tín. Thả tôm với mật độ vừa phải, để tôm phát triển khỏe mạnh, tôm sú nên thả từ 10-20 con/m2 và tôm thẻ 40-60 con/m2. Lắp đặt quạt nước để cung cấp đủ oxy cho tôm, quá trình phân hủy vi khuẩn yếm khí diễn ra thuận lợi hơn, tạt xác tảo vào mép bờ để dễ vệ sinh hơn.
Cho tôm ăn vừa phải, phù hợp với từng giai đoạn phát triển, hấp thụ tối đa tránh lãng phí và ô nhiễm nước. Kết hợp trong thức ăn trộn cùng men vi sinh để tôm ăn tốt hơn, đường ruột khỏe mạnh hơn, ít bệnh tật hơn, tăng trưởng nhanh, lột xác khỏe mạnh.
Nuôi ghép với một số loài như rô phi đơn tính, ốc hương, rong câu… để vừa có thêm thu nhập từ các loài khác vừa xử lý được thức ăn thừa và chất thải của tôm. Biện pháp này giúp giữ nước ao không ô nhiễm bởi chất thải hữu cơ, hạn chế tảo, môi trường sinh thái phong phú hơn.
Ngày đăng: 09/03/2023 15:04:00
KINH NGHIỆM TRONG CHĂN NUÔI
Copyright © Demo Website Chế Phẩm Sinh Học